Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, phương thức này vẫn tiềm ẩn những rủi ro như: khách hàng rơi vào tình trạng mất hành vi dân sự, gặp sự cố bất khả kháng không thể rút tiền. 

Để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng triển khai gói tiết kiệm đồng sở hữu, giúp khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Vậy, tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Có quy định như thế nào?

Bài viết dưới đây, Datnenvungven.org sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn và hướng dẫn bạn chi tiết cách mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu đơn giản nhất.

Tiết kiệm đồng sở hữu là gì?

Tiết kiệm đồng sở hữu là gì?
Tiết kiệm đồng sở hữu là gì?

Tiết kiệm đồng sở hữu là tài khoản tiết kiệm có cá nhân trở lên được sở hữu. Với tài khoản này, nếu một trong những cá nhân đồng sở hữu không thể đến rút tiền thì các cá nhân còn lại được quyền rút tiền một cách dễ dàng. 

Hầu như ngân hàng nào cũng triển khai hình thức này. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có những quy định khác nhau nên khi khách hàng mở sổ cần tham khảo một cách kĩ lưỡng.

Căn cứ tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 6 về  Quy chế tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/ 2004/ QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:

  • Chủ sở hữu khoản gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm.
  • Đồng chủ sở hữu khoản gửi tiết kiệm là hai cá nhân trở lên cùng đứng tên trên thẻ tiết kiệm.

Do đó, trên tài khoản tiết kiệm có thể do 1 người đứng tên hoặc nhiều người cùng đứng tên và đồng sở hữu.

Lợi ích khi mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu

Tiết kiệm đồng sở hữu là gì?
Lợi ích của tiết kiệm đồng sở hữu là gì?

Mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích gì?

Các cá nhân có quan hệ mật thiết về kinh tế, có thể giao dịch được trên cùng một tài khoản đồng sở hữu.

  • Minh bạch tài chính giữa các cá nhân đồng sở hữu tài khoản tiết kiệm
  • Khách hàng được hưởng lãi suất vô cùng hấp dẫn, tương đương với sổ tiết kiệm cá nhân.
  • Thủ tục mở tài khoản cực kì đơn giản, dễ dàng
  • Giúp khách hàng linh hoạt xử lí các vấn đề phát sinh về hành chính. Bởi các chủ sở hữu đều có quyền hạn như nhau nên 1 trong các chủ thể gặp sự cố hay rủi ro, chủ sở hữu còn lại có thể giải quyết các vấn đề liên quan khác.
  • Biến động số dư được thông tin cụ thể đến tất cả các chủ sở hữu.

Lưu ý: hình thức tiết kiệm đồng sở hữu khác hoàn toàn với trường hợp 2 hoặc nhiều người cùng chung tiền vào một sổ tiết kiệm nhưng lại chỉ đứng tên một người sở hữu. Nếu không được ghi nhận là cùng sở hữu thì việc chia tiền tiết kiệm mà xảy ra tranh chấp sẽ không được pháp luật nhà nước bảo hộ. Lợi thế lúc này thuộc về người đúng tên trên sổ tiết kiệm.

Những quy định khi gửi tiết kiệm đồng sở hữu

Khác với sổ tiết kiệm đứng tên cá nhân, khi mở tiết kiệm đồng sở hữu, mọi thủ tục cần có sự đồng ý của các chủ thể sở hữu. Theo đó, sẽ có những quy định riêng với loại sổ này.

Địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm

Với mỗi thẻ tiết kiệm, nơi/ tổ chức nhận tiền tiết kiệm được phép nhận và trả tiền tiết kiệm tại địa điểm giao dịch nơi cung cấp thẻ hoặc tại các địa điểm giao dịch khác của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Trường hợp thực hiện việc nhận và trả tiền tiết kiệm đối với thẻ tiết kiệm tại nhiều điểm giao dịch, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phải có các điều kiện về kĩ thuật, cơ sở vật chất, công nghệ và trình độ cán bộ nhân viên để đảm bảo chính xác, tiện lợi, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn cho tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Lãi suất và phương thức trả lãi

Tiết kiệm đồng sở hữu là gì?
Lãi suất của Tiết kiệm đồng sở hữu là gì?

Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định mức lãi suất phù hợp với thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như an toàn cho hoạt động của tổ chức nhận tiền tiết kiệm.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được qui định theo tháng (30 ngày) hoặc theo năm.

Phương thức trả lãi được quy định bởi tổ chức nhận tiền.

Hình thức tiền gửi tiết kiệm

Hình thức gửi tiền tiết kiệm được phân loại theo kì hạn gửi tiền tiết kiệm có kì hạn và không kì hạn. Kì hạn gửi tiền cụ thể được quy định bởi tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Hình thức gửi tiền tiết kiệm phân loại theo các tiêu chí khác do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm qui định.

Rút gốc và tiền lãi gửi tiết kiệm

Người gửi tiền tiết kiệm thực hiện các thủ tục như:

  • Trình thẻ tiết kiệm
  • Nộp giấy rút tiền có chữ kí đúng với chữ kí mẫu đã đăng kí tại đơn vị nhận tiền gửi tiết kiệm.
  • Đối với công dân Việt Nam phải trình CCCD. Đối với người gửi tiền là người nước ngoài phải trình hộ chiếu còn hiệu lực (với đối tượng được miễn thị thực khi nhập, xuất cảnh); Hộ chiếu kèm thị thực còn thời hạn (với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực).
  • Với người gửi tiền là người giám hộ, người đại diện theo pháp luật, ngoài việc thực hiện theo các thủ tục đã nêu trên còn cần thêm giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện, người giám hộ theo pháp luật quy định.

Ngoài ra, người gửi tiết kiệm thực hiện theo thủ tục khác của đơn vị nhận tiền quy định.

Đơn vị nhận tiền gửi tiết kiệm qui định thủ tục chi trả tiền tiết kiệm cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình, đảm bảo chính xác, an toàn cho việc chi trả tiền gửi tiết kiệm.

Đồng tiền chi trả: đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.

Với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, trường hợp đến hạn thanh toán trùng với ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước, việc trả tiền gốc và lãi tiền tiết kiệm được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Hướng dẫn cách mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu

Để mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu rất đơn giản, chỉ cần bạn là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam đều có thể mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu.

Mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu có quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị CMT/ CCCD/ Hộ chiếu hợp lệ

Bước 2: Trao đổi với nhân viên ngân hàng về nhu cầu mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu

Bước 3: Hoàn thành đơn đăng kí theo hướng dẫn của nhân viên.

Bước 4: Ngân hàng xác nhận thông tin của khách hàng sau đó thông báo đến khách hàng kết quả mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu.

Bước 5: Khách hàng nhận thông tin về sổ tiết kiệm và kết thúc giao dịch.

Chỉ với những bước đơn giản như trên, bạn có thể mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu vô cùng nhanh gọn và tiện ích.

Hỏi & Đáp – Những vấn đề liên quan đến tiết kiệm đồng sở hữu

Vợ gửi tiết kiệm chồng có rút được không?

Trường hợp vợ chồng đồng sở hữu sổ tiết kiệm thì 1 trong 2 người đều có thể rút tiền được khi đáp ứng những điều kiện dưới đây:

  • Vợ và chồng đều đứng tên trên sổ
  • Phải viết giấy uỷ quyền cho chồng hoặc người lại
  • Trường hợp chồng mất hoặc mất hành vi dân sự thì phải để lại di chúc cho vợ về việc trao toàn bộ giá trị tài khoản tiết kiệm cho vợ hoặc ngược lại.

Mở tài khoản tiết kiệm cho người khác được không?

Câu trả lời cho bạn là có. Bạn có thể thực hiện theo giấy uỷ quyền hoặc mở tự động. Có 2 dạng khi mở sổ tiết kiệm:

  • Tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu, có quyền hạn giống nhau.
  • Tài khoản tiết kiệm đứng tên 1 người.

Vợ chồng sau ly hôn, chia sổ tiết kiệm chung như thế nào?

Sổ tiết kiệm là tài sản chung của hai vợ chồng nên sau li hôn, hia vợ chồng sẽ được hưởng tiền gốc và lãi là như sau.

Kết luận

Trên đây là những tổng hợp chi tiết về cách mở tài khoản tiết kiệm đồng sở hữu. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Lợi ích và những quy định khi gửi tiết kiệm đồng sở hữu. Chúc bạn thành công!

About the Author

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>