Tái định cư là gì? Đâu là tiêu chuẩn tái định cư là vấn đề được đặt ra khi hiện nay, cùng với việc quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị và quy hoạch phát triển các khu đô thị mới thì tái định cư ngày càng trở thành vấn đề phổ biến và được nhiều người quan tâm.

Đề có thể giải đáp những thắc mắc về tái định cư là gì? Các quy định có liên quan đến đất và nhà ở tái định cư datnenvungven xin gửi đến quý khách hàng những thông tin chi tiết qua bài viết sau.

Tái định cư là gì

Tái định cư là gì?

Có thể hiểu tái định cư là chính sách của nhà nước nhằm bồi thường thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống mới sau khi bị thu hồi đất theo quy định. Người dân sẽ được bồi thường và hỗ trợ cấp đất tái định cư hoặc nhà tái định cư.

Ở Việt Nam, dựa trên các tiêu chí khác nhau mà loại hình tái định cư được phân loại như sau:

Tái định cư theo hình thức:

  • Chính sách di cư vào những khu vực đô thị hóa.
  • Chính sách di chuyển cư dân trong và ngoài thành phố: Đây là hình thức được thực hiện khi xuất hiện các chương trình cải tạo đô thị do nguyện vọng của người dân.
  • Hình thức tái định cư tại chỗ: Hình thức này được thực hiên khi xuất hiện các dự án cải tạo khu dân cư.

Theo Luật Đất đai năm 2013 (Khoản 2, Điều 86) quy định: Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu như tại nơi thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện để bố trí khu vực tái định cư.

Tái định cư theo nguyện vọng

  • Tái định cư tự phát: là việc người dân tự thực hiện mà không có kế hoạch nhà nước.
  • Tái định cư tự giác: là hình thức tái định cư mà người dân tự nguyện tuân theo các kế hoạch và phương thức để tạo chỗ ở mới tại các dự án về nhà ở.
  • Cưỡng chế tái định cư: đây là hình thức cưỡng chế đối với những người không tự nguyện tuân theo chính sách hỗ trợ và bồi thường của Nhà nước cho tái định cư, buộc họ phải thực hiện đúng quy định.

Đất tái định cư và nhà ở tái định cư

Đất tái định cư là gì?

Đất tái định cư là đất được Nhà nước cấp để bồi thường cho người dân bị thu hồi đất, nhằm giúp họ có nơi ở mới và sớm ổn định cuộc sống.

Do đó, trên phương diện pháp lý đất tái định cư là đất thổ cư, được cấp giấy chứng  nhận quyền sử dụng đất và chủ sở hữu có quyền sử dụng hợp pháp như các loại đất thổ cư thông thường khác.

Tái định cư là gì

Nhà ở tái định cư là gì?

Nhà ở tái định cư là nhà ở để cấp cho các hộ gia đình và các cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở hay bị giải phóng mặt bằng khu dân cư để xây dựng các dự án theo quy định của pháp luật.

Hiện nay có nhiều lầm tưởng hình thức nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội là giống nhau. Tuy nhiên chúng là hai hình thức nhà ở hoàn toàn khác nhau.

Vậy điểm khác nhau căn bản của nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư là gì?

Nhà ở xã hội là hình thức mà theo đó các đối tượng thuộc diện ưu tiên theo quy định của pháp luật sẽ được Nhà nước hỗ mua nhà giá rẻ chứ không phải được nhà nước cấp nhà do bị thu hồi đất như nhà ở tái định cư.

Các tiêu chuẩn nhà ở tái định cư (theo Luật Nhà ở 2014)

Tái định cư là dự án của Nhà nước, vì vậy cần nắm được tiêu chuẩn của nhà tái định cư là gì để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.

Ở khu vực nông thôn

  • Về phần thiết kế, xây dựng phải bao gồm phần diện tích ở và các công trình phụ để phục vụ việc sinh hoạt cũng như sản xuất gắn liền với nhà ở.
  • Cần tuân theo nguyên tắc kiến trúc nhà ở: hài hòa với thiên nhiên, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện kinh doanh và dân tộc của từng vùng.
  • Phải đảm bảo hạn mức diện tích ở tối thiểu theo Luật Đất đai cũng như các quy định khác của Pháp luật có liên quan.

Ở khu vực thành thị

Nếu là chung cư:

  • Căn hộ được thiết kế và xây dựng khép kín, đảm bảo yêu cầu theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện hành.
  • Khi thiết kế nhà ở tái định cư, nhà thầu có thể phân bố một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế đối với mỗi dự án;
  • Được xây dựng theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và các kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở tại địa phương.

Nếu là nhà riêng lẻ:

  • Phải đảm bảo hạn mức diện tích ở tối thiểu theo Luật Đất đai cũng như các quy định khác của Pháp luật có liên quan.
  • Được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và kỹ thuật kiến trúc.

Những trường hợp được cấp đất tái định cư

Tái định cư là gì

Hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng sơ hở trong chính sách của nhà nước để trục lợi cho bản thân, dẫn đến sự lãng phí tài sản của Nhà nước.

Chính vì vậy, việc quy định rõ những đối tượng được cấp đất hay nhà ở tái định cư phải thực hiện hết sức chặt chẽ, tránh gây lãng phí quỹ đất hay nhà ở.

Những trường hợp người dân được cấp đất, nhà ở tái định cư được quy định rất rõ trong Điều 6, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Hộ gia đình hay các cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở thì việc bồi thường về đất hoặc nhà tái định cư được thực hiện khi:

  • Bị thu hồi hết đất ở
  • Sau khi thu hồi đất mà phần còn lại không đủ điều kiện diện tích để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân đó không còn đất thổ cư hay nhà ở nào khác trong cùng địa bàn cấp xã nơi có đất thu hồi.

Lưu ý: Các hộ gia đình, các cá nhân thuộc diện được đền bù nếu không muốn được bồi thường dưới hình thức đất thổ cư hoặc nhà tái định cư thì sẽ áp dụng bồi thường bằng tiền làm hình thức thay thế.

Trường hợp 2: Trong hộ gia đình có nhiều thế hệ đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một lô đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bồi thường đất ở, nhà ở tái định cư cho mỗi hộ gia đình đó sao cho phù hợp.

Trường hợp 3: Cá nhân hoặc hộ gia đình trong khu vực hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn cần chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác thuộc địa bàn cấp xã mà có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư.

Trường hợp 4: Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Đất trong vùng bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con người.
  • Đất có nguy cơ bị sạt lở, sụt lút, ảnh hưởng bởi thiên tai, đe dọa đến tính mạng của người dân.

Đất hay nhà ở tái định cư đều được cấp quyền sở hữu hợp pháp nên việc mua bán hay chuyển nhựng đối với đất, nhà ở tái định cư đều có thể được thực hiện trên cơ sở pháp luật hiện hành.

Điều kiện để có thể mua bán, chuyển nhượng nhà ở tái định cư là gì

Áp dụng điều 118 của Luật Nhà ở đối với nhà tái định cư, điều kiện để có thể trao đổi, mua bán, chuyển nhượng nhà tái định cư bao gồm:

Có giấy chứng nhận về quyền sở hữu đúng quy định pháp luật.

Nhà ở phải không bị tranh chấp, khiếu nạn hay bị kiện về quyền sở hữu; đối với nhà ở có thời hạn thì phải đang trong thời gian sở hữu.

Không phải tài sản bị kê biên để chịu hình thức xử lý của pháp luật về các hành vi vi phạm.

Không thuộc diện quy hoạch của nhà nước mà đã có quyết định thu hồi hay thông báo giải tỏa của cấp có thẩm quyền.

Mặt ưu, khuyết và những lưu ý khi mua đất hay nhà tái định cư

cách nhà tái định cư là gì

Với ưu thế giá thành thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường bất động sản, các dự án đất và nhà ở tái định cư luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp.

Bên cạnh những ưu thế về giá thành thì một số nhược điểm của nhà tái định cư là gì? Có thể kể đến như một số dự án nhà tái định cư có chất lượng thấp hơn, không đầy đủ tiện ích như những hình thức nhà khác.

Những khu tái định cư mới thường ít dân cư, hệ thống giao thông chưa đồng bộ, kéo theo đó là không có nhiều cơ hội kinh doanh cho người dân tại các khu tái định cư đó.

Tuy nhiên, việc đánh giá ưu khuyết điểm của nhà ở tái định cư còn phải dựa trên nhu cầu sử dụng của người sở hữu.

Khi mua đất hay nhà tái định cư cần lưu ý

Thứ nhất, khi mua nhà tái định cư chưa có sổ đỏ chính chủ mà phải mua thông qua hợp đồng ủy quyền, để bảo đảm quyền lợi cho chính người mua, tránh những rủi ro phát sinh sau này có thể xảy ra thì người mua cần đàm phán với người bán và đưa vào trong hợp đồng những điều khoản ràng buộc.

Thứ hai, không được mua bán nhà tái định cư bằng giấy sang nhượng, giấy ủy quyền viết tay vì chúng không có giá trị pháp lý trước pháp luật.

Thứ ba, dù chưa được công chứng song song với hợp đồng ủy quyền thì người mua vẫn phải lập hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất hoặc nhà ở bằng văn bản.  Điều này giúp bảo đảm quyền lợi cho người mua, tránh trường hợp lừa đảo.

Thứ tư, trước khi mua nhà, người mua cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về quy định pháp luật cũng như nắm rõ quyền hạn chuyển nhượng, mua bán nhà tái định cư là gì.

Thứ năm, cần nêu rõ yếu tố quyết định khi nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền đất mang tên bên bán trong hợp đồng mua bán, như vậy bên mua sẽ được toàn quyền sở hữu theo quy định pháp luật.

Kết luận

Hiện nay trên thị trường bất động sản có nhiều chiêu thức lửa đảo tinh vi, hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp trong xã hội.

Để tránh những rủi ro không đáng có, người mua nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng cũng như quyền lợi của mình trong giao dịch đất, nhà ở tái định cư.

Mong rằng nhưng thông tin chúng tôi đưa đến sẽ giúp người đọc giải đáp được thắc mắc về câu hỏi “Tái định cư là gì?” và trang bị cho mình được những thông tin bổ ích.

Bài đọc tham khảo:

Trích lục đất là gì? Cách thực hiện trích lục đất

Đất nền là gì? Phân biệt 4 loại hình đất nền

About the Author

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>