Để hiểu rõ hơn về kinh doanh bất động sản là gì, làm thế nào để bắt đầu kinh doanh bất động sản. Hãy cùng đất nền vùng ven tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu định nghĩa kinh doanh bất động sản là gì
Để biết được kinh doanh bất động sản là gì trước tiên chúng ta cần hiểu được bất động sản là gì?
Theo như khoản 1 điều 107 của Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định thì bất động sản có thể được hiểu là những tài sản bao gồm nhà cửa, đất đai, những tài sản và công trình xây dựng có gắn liền với mảnh đất, nhà ở đó.
Kinh doanh là những hoạt động nhằm tạo ra mục đích kinh tế cuối cùng là lợi nhuận. Nó được bao gồm bởi các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, đầu tư, xây dựng, môi giới, quản lý, thành lập các dịch vụ của sàn giao dịch hay tư vấn về một lĩnh vực nào đó.
Vì vậy, kinh doanh bất động sản là những hoạt động kinh doanh trên đối với những tài sản thuộc lĩnh vực bất động sản nhằm tạo ra khả năng sinh lời và mang lại lợi nhuận.
Khái niệm kinh doanh bất động sản
Những loại bất động sản được phép kinh doanh là gì
Chung quy lại sẽ có hai loại kinh doanh bất động sản đó là: Bất động sản là những tài sản có sẵn, và bất động sản là những tài sản được hình thành trong tương lai được cơ quan cấp phép xây dựng, hoạt động kinh doanh.
Loại thứ nhất: kinh doanh bất động sản đối với tài sản có sẵn là gì?
Bất động sản kinh doanh sẵn có là nhà ở, công trình xây dựng
Đây là những bất động sản của tổ chức, cá nhân dùng cho những hoạt động kinh doanh như:
– Đầu tư xây mới nhà ở, công trình xây dựng: hoạt động này cần phải làm theo đúng với quy hoạch của khu đất, xây dựng dựa trên thiết kế đã được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với những công trình lớn thì chủ đầu tư phải có bản dự án đầu tư, có đủ năng lực để hoàn thành công trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
– Sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng có sẵn.
Bất động sản kinh doanh sẵn có là quyền sử dụng đất
Các hình thức để kinh doanh bất động sản có sẵn là quyền sử dụng đất như sau:
– Cho thuê đất đã có hạ tầng, đầu tư cho việc cải tạo lại đất để chuyển nhượng đất.
– Xây dựng hạ tầng để chuyển nhượng và cho thuê đất có hạ tầng đã được đầu tư.
Bất động sản kinh doanh sẽ được hoàn thành trong tương lai
Sau khi chủ đầu tư đã chuẩn bị đầy đủ những thủ tục về mặt pháp lý và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư có quyền cho thuê, bán công trình sẽ được hoàn thành trong tương lai này.
Những giấy tờ chủ đầu tư cần có cho bất động sản của mình gồm: bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công, quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, hồ sơ dự án, biên bản nghiệm thu cho việc hoàn thành phần móng (đối với tòa nhà, chung cư), biên bản nghiệm thu hoàn thành phần cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ dự án và phải có văn bản gửi cho cơ quan cấp tỉnh về việc đủ điều kiện để bán, cho thuê bất động sản của mình.
Những yếu tố gì cần chú trọng trong kinh doanh bất động sản
Việc mua bán, môi giới, cho thuê, hay chuyển nhượng một bất động sản có khả năng sinh lời cao khi nắm chắc những yếu tố sau đây:
Yếu tố tự nhiên trong kinh doanh bất động sản
– Vị trí địa lý dự án bất động sản thuận lợi
Chúng ta thường quan tâm nhất trong yếu tố tự nhiên chính là vị trí địa lý. Nhà đầu tư bất động sản thường chọn những vị trí đắc địa để đầu tư kinh doanh cho dự án của mình vì nó thuận tiện cho việc di chuyển, địa thế của khu đất có dễ ngập nước hay kẹt xe hay không và kết nối với môi trường xung quanh.
Yếu tố kinh tế trong kinh doanh bất động sản
– Cơ sở hạ tầng, giao thông xung quanh bất động sản phát triển, được chú trọng đầu tư, mang tính liên kết vùng cao.
– Tiện ích nội khu và ngoại khu bất động sản: Tiện ích và cơ sở hạ tầng giao thông có tính liên kết mật thiết với nhau. Trong kinh doanh bất động sản nơi nào có giao thông kết nối dễ dàng với những tiện ích thì giá trị bất động sản ngày càng tăng, tạo ra lợi nhuận nhiều cho nhà đầu tư.
Nhất là những khu vực mới phát triển, hay vùng ven còn đang được đầu tư hạ tầng, tiện ích là những nơi kinh doanh có khả năng sinh lời cao nhất.
– “Túi tiền” của chủ đầu tư nằm trong khả năng tính toán chi phí và lợi nhuận để đầu tư.
Trong kinh doanh bài toán lợi nhuận luôn cần phải tính toán kỹ, để không phải “thủng” về mặt tài chính. Đặc biệt, trong kinh doanh bất động sản thì số tiền bỏ ra không phải là nhỏ, nên cần lựa chọn phân khúc thị trường nào để đầu tư, mức độ an toàn tài chính, rủi ro tài chính và khả năng thu được lợi nhuận là bao nhiêu.
– Tính thanh khoản cao: khả năng thực hiện những giao dịch dễ dàng và nhanh chóng.
Yếu tố pháp lý trong kinh doanh bất động sản
– Đối với kinh doanh bất động sản việc đầu tiên là cần phải am hiểu về luật bất động sản để nắm bắt được những chính sách dành cho người Việt và nước ngoài, những thủ tục hành chính, giấy phép cần có để đầu tư kinh doanh cho hợp lý.
– Việc tìm hiểu về chủ đầu tư cũng quan trọng không kém trong kinh doanh bất động sản. Bởi vì, chủ đầu tư có uy tín sẽ có dự án rõ ràng và dễ thực thi, và đảm bảo tính pháp lý đầy đủ để chứng minh dự án có thể hoàn thiện. Hơn nữa, chủ đầu tư uy tín là những công ty lớn ổn định về mặt tài chính và có nhiều chính sách tốt cho dự án nhằm thu hút khách hàng đầu tư cho bất động sản của mình.
7 Bước Cho Người Mới Bắt Đầu Kinh Doanh Bất Động Sản
Bước 1: Lập kế hoạch cho mục tiêu kinh doanh bất động sản
Cho dù mục tiêu kinh doanh bất động sản nhỏ hay lớn thì việc lập kế hoạch là cần thiết. Việc lập kế hoạch sẽ giúp chúng ta đi từ ý tưởng đến hành động, đưa ra những mục tiêu và sắp xếp thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Một kế hoạch càng chi tiết thì hướng đi càng rõ ràng và nó còn là tài liệu cho sau này của nhà đầu tư.
Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm gì trong kinh doanh bất động sản, bạn nên học hỏi những người có kinh nghiệm và tốt hơn hết nên tìm cho mình người cố vấn để họ cho bạn biết được điều gì nên làm và không nên làm.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường phù hợp với mục tiêu kinh doanh bất động sản
Nếu bạn là người mới bắt đầu, liệu bạn có thể biết được thị trường bạn chọn thích hợp với mục tiêu của bạn hay chưa?
Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn tìm ra được ưu nhược điểm của mục tiêu mình, đánh giá lại giá trị bạn đang theo đuổi và khả năng của bạn có tương xứng với nhau hay không.
Bước nghiên cứu này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc thay vì loay hoay tìm kiếm những lý do cho những kết quả không hiệu quả, giúp cho việc kinh doanh bất động sản của bạn được chắn chắn hơn.
Bước 3: Xây dựng thương hiệu trong kinh doanh bất động sản
Một nhà kinh doanh bất động sản có được nhiều người biết đến hay không, mức độ uy tín như thế nào đều rất quan trọng để xem khách hàng có lựa chọn nhà đầu tư này hay không. Vì vậy việc xây dựng thương hiệu là một chiến lược lâu dài và luôn phải thực hiện xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp dù là doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ.
Hãy trở thành một người mà ai cũng muốn kết nối với mình. Đó là thương hiệu của bạn. Hãy tạo ra một tên doanh nghiệp, logo khác biệt là duy nhất và thiết kế một trang web kinh doanh bất động sản để có thể giới thiệu những sản phẩm của bạn.
Khi xây dựng thương hiệu hãy cá nhân hóa nó, để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh và gắn kết bạn với khách hàng của mình. Đây là mục tiêu hướng đến khi xây dựng thương hiệu trong kinh doanh bất động sản.
Sau khi đã tạo lập được mối quan hệ với khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Đó là thành công bước đầu, tiếp theo hãy cho họ thấy giá trị và dịch vụ của bạn.
Trong kinh doanh bất động sản, cần cho khách hàng thấy được bằng hành động thực tế, cần phải xác thực thông tin trước đó bạn đã cung cấp cho khách hàng. Điều quan trọng hơn là thương hiệu doanh nghiệp phải gắn liền với thương hiệu của bản thân, vì nhiều người cùng xây dựng và mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm tốt thì thương hiệu doanh nghiệp sẽ tự động đi lên. Vì bấ
Bước 4: Đánh giá tài chính để kinh doanh bất động sản
Để bắt đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thì điều kiện cần là tài chính của nhà đầu tư. Khi có vốn trong tay thông qua những bước lập kế hoạch và nghiên cứu thị trường ở trên mà xác định được số vốn cần phải bỏ ra là bao nhiêu cho dự án của mình.
Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu kinh doanh có thể linh động cho nguồn vốn của mình bằng cách tìm kiếm nhiều nguồn đầu tư khác như thế chấp tài sản hay chứng minh tài chính để vay vốn những ngân hàng uy tín hoặc từ những mối quan hệ có sẵn.
Tùy vào chiến lược kinh doanh của bạn mà có thể lựa chọn những giải pháp tài chính phù hợp.
Bước 5: Lập kế hoạch tiếp thị kinh doanh bất động sản
Kế hoạch tiếp thị kinh doanh bất động sản cũng góp phần vào việc xây dựng thương hiệu cho nhà đầu tư.
Giá trị bạn mong muốn mang lại cho khách hàng là gì? Những chiến dịch tiếp thị nào sẽ thực hiện tiếp theo? Đây cũng chính là sứ mệnh và giá trị cốt lõi của nhà đầu tư được cập nhật trên hồ sơ năng lực của doanh nghiệp, do đó cũng cần tạo một logo cho thương hiệu.
Những cách tiếp thị có thể thông qua các phương tiện mạng xã hội (Facebook, Instagram,Twitter,…), email, tổ chức những buổi hội thảo, những sự kiện bất động sản để xây dựng mạng lưới kết nối với khách hàng.
Bước 6: Khởi chạy những chiến dịch kinh doanh bất động sản
Bước tiếp theo của việc lập kế hoạch tiếp thị kinh doanh bất động sản là thực hiện nó qua những kênh như đã giới thiệu và phải theo dõi phản hồi từ những kênh đã tiếp thị để thu thập thông tin khác hàng tiềm năng.
Khi có cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng đó là cánh cửa mở ra cho việc thiết lập mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Cho nên bộ phận dịch vụ khách hàng, hay quan hệ khách hàng là không thể thiếu trong những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Bước 7: Xây dựng mạng lưới kết nối, phát triển kinh doanh bất động sản.
Thị trường kinh doanh bất động sản có tính cạnh tranh rất cao. Vì vậy, việc xây dựng mạng lưới kết nối, thiết lập thương hiệu là điều không thể thiếu
Từ những mục tiêu tiềm năng có thể tiếp cận tại những sự kiện, rồi hình thành mối quan hệ cá nhân và xây dựng được mạng lưới đa dạng, mạng lưới này bao gồm những người có thể hỗ trợ, cho lời khuyên, là đầu mối để bạn bán được hàng thậm chí là đối thủ cạnh tranh của bạn.
Việc kinh doanh bất động sản tuy sản phẩm là đất đai, nhà cửa, công trình nhưng để thành công lại do mối quan hệ của con người. Một doanh nghiệp thành công dựa trên mối quan hệ chất lượng. Vì vậy, để phát triển kinh doanh bất động sản cần tạo dựng mối quan hệ cá nhân, tìm cách liên hệ với khách hàng tiềm năng của mình nhưng cần nghiên cứu họ trên các giao dịch bất động sản trước đây.
Bắt đầu từ những mối quan hệ bạn bè, gia đình, đối tác kinh doanh, trên mạng xã hội và nghề nghiệp của bạn. Vì chính họ cũng sẽ giúp bạn mở rộng con đường kinh doanh bất động sản của bạn.
Những hành vi nào trong kinh doanh bất động sản bị cấm
Những hành vi sau đây được quy định rõ ràng trong Khoản 5 Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 sẽ bị cấm trong kinh doanh bất động sản:
– Doanh nghiệp không đủ điều kiện để kinh doanh bất động sản
Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng không đủ điều kiện thì có thể bị phạt hành chính với mức phạt từ 250 triệu đến 300 triệu đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP).
– Dự án bất động sản của doanh nghiệp không thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước đã phê duyệt trước đó.
Đối với hành vi này, chủ doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 60 triệu đồng
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn phải khắc phục hậu quả, hủy dự án bất động sản.
– Những thông tin về bất động sản đang kinh doanh không được công khai, hoặc không đầy đủ và có dấu hiệu gian dối.
Đối với hành vi không công khai, công khai không đầy đủ có thể chịu mức phạt hành chính từ 50 triệu đến 60 triệu (Điểm b Khoản 1 Điều 57 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP)
Đối với hành vi gian dối trong kinh doanh bất động sản có thể bị phạt tù đồng thời chịu mức phạt hành chính từ 10 triệu đến 100 triệu đồng.
– Lợi dụng lòng tin của người mua để huy động vốn, ứng tiền và sử dụng vào mục đích không đúng với cam kết.
Đối với hành vi này cũng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt hành chính với mức phạt từ 270 triệu đến 300 triệu đồng. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ những thỏa thuận mua bán với người mua, người thuê.
– Doanh nghiệp hoạt động sử dụng chứng chỉ hành nghề sai quy định, và không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước; đồng thời tự ý thu những khoản chi phí không đúng quy định pháp luật.
Hành vi liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề bằng việc tự ý sửa, cho mượn, cho thuê thì có thể bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng (khoản 1, Điều 58 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP)
Kết luận
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực rộng và hot nhất hiện nay. Lợi nhuận kinh doanh từ bất động sản là khá lớn. Tuy nhiên đối với người mới bắt đầu cần tìm hiểu kỹ và nên tìm cho mình người cố vấn có kinh nghiệm và am hiểu luật pháp hiện hành.
Bài viết trên từ datnenvungven đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin liên quan đến kinh doanh bất động sản. Hy vọng sẽ giúp bạn trong việc tìm hiểu và đầu tư về bất động sản.
Bài viết cùng chủ đề:
0 comments