Bạn đang muốn đầu tư vào đất nông nghiệp khác vì giá rẻ và có lãi cao khi chuyển đổi sang đất thổ cư? Vậy đất nông nghiệp khác là gì? Bạn đã nắm rõ những kiến thức và pháp luật về loại đất này để tránh những rủi ro không đáng có chưa? Hãy cùng datnenvungven.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đất nông nghiệp khác là gì? Ký hiệu như thế nào?
Đất nông nghiệp khác là một loại đất thuộc vào nhóm đất nông nghiệp.
Căn cứ vào điểm h, khoản 1, điều 10, chương I của Luật đất đai 2013 thì đất nông nghiệp khác được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Đất sử dụng để xây dựng nhà kính, các loại nhà khác với mục đích trồng trọt cả trực tiếp và không trực tiếp trên đất.
- Đất dùng để xây dựng chuồng trại cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác đã được pháp luật cho phép. Ví dụ, bạn có thể xây dựng trang trại nuôi gà, vịt, bò, dê,…
- Đất trồng trọt và chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản dùng cho mục đích học tập và nghiên cứu thí nghiệm. Ví dụ, trồng một vườn hoa hồng để thử nghiệm và nghiên cứu.
- Đất dùng để ươm tạo cây giống, con giống và trồng hoa, cây cảnh. Ví dụ, trồng các cây bạch đàn, cây keo để lấy cây con.
Với bốn mục đích sử dụng như trên, chắc hẳn chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “đất nông nghiệp khác là gì?”. Có thể kết luận rằng, đất nông nghiệp khác là một loại đất nông nghiệp bao gồm các mục đích sử dụng để xây nhà kính, xây chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng cây, trồng hoa.
Căn cứ vào quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, đất nông nghiệp khác được ký hiệu là NKH trong bản đồ địa chính và mảnh trích do địa chính.
Điều kiện để được cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp khác là gì?
Đất nông nghiệp khác có thể được cấp sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đáp ứng được các điều kiện cụ thể như sau, theo quy định tại điều 99,100,101 của Luật đất đai:
– Một là, những người được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất kể từ sau ngày 1/7/2014.
– Hai là, những người sử dụng đất mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất và giấy tờ đó phải đứng tên mình.
– Ba là, những người có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng giấy tờ mà đứng tên người khác thì chỉ được cấp sổ đỏ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây:
- Có giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất mà có chữ ký của các bên liên quan (Lý do chuyển nhượng hoặc cho, tặng mà chưa sang tên).
- Chưa làm thủ tục để chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014.
- Đất đã được xác định là hoàn toàn không có tranh chấp.
– Bốn là, các hộ gia đình và cá nhân được sử dụng đất theo:
- Bản án và quyết định đưa ra của Tòa án nhân dân tối cao.
- Văn bản quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền
- Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định hiện hành.
- Quyết định về giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo liên quan đất đã được thi hành bởi đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Năm là, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đang được sử dụng đất do nhà nước giao hoặc cho thuê từ 15/10/1993 đến 01/7/2014.
-Sáu là, hộ gia đình, cá nhân không có giấy tờ nhưng đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 thì chỉ được cấp sổ đỏ khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:
- Có hộ khẩu tại địa phương.
- Trực tiếp tham gia sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, làm muối tại các vùng có điều kiện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Được ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định.
- Đất được chứng minh là không có tranh chấp.
– Bảy là, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 1/7/2014 nhưng không có sổ đỏ thì sẽ được cấp nếu đủ 3 điều kiện sau:
- Hoàn toàn không vi phạm pháp luật về đất đai.
- Được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đất phù hợp với quy hoạch.
- Đất hoàn toàn không có tranh cấp nào.
Nếu có thể đáp ứng được những điều kiện trên thì người sử dụng đất nông nghiệp khác có thể làm thủ tục xin cấp sổ đỏ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đất đai.
Điều kiện để được xây nhà ở trên đất nông nghiệp khác là gì?
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 6, Luật Đất đai thì chỉ có đất nông thôn và đất đô thị mới được xây dựng nhà ở hoặc các công trình phục vụ cho đời sống con người.
Dựa vào giải đáp ở trên về đất nông nghiệp khác là gì đã cho ta thấy, loại đất này chỉ được sử dụng cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi.
Do đó, không được phép xây nhà ở trên đất nông nghiệp khác một cách tự ý khi chưa được sự đồng thuận và cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Nếu cố tình vi phạm, sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành và công trình sẽ bị tháo dỡ.
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể làm thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp khác sang đất ở và được cho phép nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện, thủ tục, quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp khác sang đất ở
Điều kiện
Khi đã hiểu rõ đất nông nghiệp khác là gì, chúng ta có thể thấy rằng, đất đai cần được sử dụng đúng mục đích của nó. Vì vậy, điều kiện chuyển mục đích sử dụng sang đất ở cũng khá phức tạp, bao gồm những điều kiện sau:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Kế hoạch phải được phê duyệt bởi đơn vị có thẩm quyền.
- Người sử dụng đất cần làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp khác sang đất ở. Được ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở.
Thủ tục
Hồ sơ cho việc xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác sang đất ở gồm có:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu được cấp.
- Các loại giấy tờ liên quan đến việc miễn hoặc giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
- Các loại giấy tờ theo quy định đối với cả 2 trường hợp: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Chứng từ chứng minh thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính.
Lưu ý, khi đi làm thủ tục, cần mang theo giấy tờ tùy thân để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Quy trình cụ thể
Căn cứ theo điều 69 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT, quy trình cụ thể để chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp khác sang đất ở được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tại cơ quan Tài Nguyên và Môi trường.
Bước 2: Cán bộ tại cơ quan tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ bị thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ sẽ hướng dẫn và yêu cầu nộp lại hoàn chỉnh trong vòng 3 ngày làm việc.
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ, sau đó xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu được đề nghị.
Bước 4: Cán bộ cơ quan Tài Nguyên và Môi trường sẽ hướng dẫn để thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 5: Cơ quan Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình ủy ban nhân dân tại cấp có thẩm quyền quyết định để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở. Bên cạnh đó, chỉ đạo cập nhật và điều chỉnh cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Bước 6: Ban hành quyết định để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác sang đất ở cho người dân trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ có tính hợp lệ tại cơ quan, không tính bao gồm cả thời gian nộp tiền.
Đối với các khu vực miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện khó khăn, vùng xa, vùng sâu thì thời gian giải quyết trong vòng 25 ngày, không tính bao gồm cả thời gian nộp tiền.
Lời kết
Với diễn biến thị trường mua bán đất sôi nổi như hiện nay, có vô số các giao dịch được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ những kiến thức căn bản và pháp luật về đất đai thì sẽ là rất mạo hiểm.
Hy vọng với bài viết Đất nông nghiệp khác là gì? Làm sao để chuyển đổi sang đất ở trên đây, datnenvungven.org có thể giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích và cần thiết nhất về đất nông nghiệp khác là gì và cách sử dụng của nó để tránh những rủi ro không đáng có. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!
Xem thêm bài viết:
0 comments