Câu hỏi đặt ra đất HNK là gì? Đất HNK có liên quan đến nhóm đất nông nghiệp như thế nào? Cơ hội phát triển, quy hoạch, đầu tư nhóm đất HNK sẽ ra sao trong tương lai. Tìm hiểu chi tiết tại bài viết này.
Đất HNK là gì?
Theo luật đất đai 2013, nhóm đất đai của Việt Nam được chia thành 3 nhóm đất chính dựa vào các tiêu chí khác nhau như sau:
Nhóm đất nông nghiệp : là nhóm đất được cơ quan Nhà nước bàn giao cho người dân sở hữu với mục đích hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi…
Nhóm đất phi nông nghiệp : là nhóm đất không được phép sử dụng với mục đích hoạt động sản xuất nông nghiệp, và không thuộc nhóm đất chưa có mục đích sử dụng.
Nhóm đất chưa sử dụng: là nhóm đất chưa được xác định hoặc chưa có đủ điều kiện để sử dụng vào một mục đích nào đó, chưa được cơ quan Nhà nước phân chia sử dụng.
Trong đó, đất HNK nằm trong nhóm đất nông nghiệp
HNK là kí hiệu riêng của nhóm đất trồng cây nông nghiệp hàng năm khác, thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Mục đích chính sử dụng đất HNK là trồng các loại cây nông nghiệp có thời gian sinh trưởng ngắn hạn, cụ thể là các loại cây nông nghiệp có thời gian gieo trồng và thu hoạch trong vòng 1 năm.
Ví dụ như cây mía, cây ngô, cây khoai, cây hoa màu, cây đay, cây cói, cây dâu tằm… đặc biệt không dùng trong chăn nuôi.
Ngoài ra, đất nông nghiệp còn được chia theo 12 nhóm đất khác nhau theo từng tiêu chí khác nhau, cụ thể như : Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), đất trồng lúa nước còn lại (LUK), đất lúa nương (LUN), đất bằng trồng cây hằng năm khác (BHK), đất trồng cây lâu năm (CLN), đất rừng sản xuất (RSX) , đất rừng phòng hộ (RPH), đất rừng đặc dụng (RDD), đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS), đất làm muối (LMU) và đất nông nghiệp khác (NKH).
Giải đáp thắc mắc về sự khác biệt giữa đất HNK và đất CLN.
Khi tìm hiểu về nhóm đất nông nghiệp, chắc chắn sẽ có sự nhầm lẫn giữa hai nhóm đất HNK và CLN. Vậy để phân biệt rõ ràng về đất HNK là gì, đất CLN là gì mời bạn theo dõi phần tiếp theo:
Đất HNK là nhóm đất được sử dụng với mục đích trồng cây có thời gian gieo trồng và thu hoạch trong vòng 1 năm ( đất trồng cây hàng năm ) đã được nêu rõ ở khái niệm trên. Ví dụ như mía, khoai, ngô…. những loại cây trồng này sẽ được thu hoạch theo mùa vụ hàng năm.
Đất CLN là nhóm đất được sử dụng với mục đích cây trồng có thời gian gieo trồng và thu hoạch hơn 1 năm ( đất trồng cây lâu năm ). Ví du như cây công nghiệp lâu năm( ca cao, cao su, cà phê…), cây ăn quả lâu năm ( mít, nhãn, vải…), cây lấy gỗ, cây bóng mát… những loại cây này sẽ được trồng một lần nhưng phát triển và thu hoạch trong vòng nhiều năm.
Quy định về sử dụng đất HNK
1.Thời hạn sử dụng đất HNK là gì?
Tại thời điểm này, chưa có một quy định nào về thời gian sử dụng đất HNK. Mọi sự thay đổi phụ thuộc vào quyết định của địa phương, chủ sở hữa có quyền sở hữu và sử dụng đất HNK cho đến khi địa phương có kế hoạch thay đổi quy hoạch, chẳng hạn như chuyển đổi từ đất HNK thành đất ở, đất thổ cư
2.Sau khi chuyển đổi sang đất thổ cư, liệu có thể xây nhà trên đất HNK hay không?
Câu trả lời là Có
Theo quy định của luật đất đai 2013 tại Việt Nam, các loại đất đều có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sau khi làm hồ sơ thủ tục và nhận được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Sau đây các các bước để tiến hành chuyển đổi đất HNK sang đất ở, đất thổ cư đầy đủ và chi tiết nhất.
Các bước tiến hành :
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm ( Đơn đăng kí biến động đất đai; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các tài sản khác gắn liền trên đất) và mang nộp tại cơ quan có thẩm quyền
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ. Nếu có thiếu xót hoặc không hợp lệ, cơ quan sẽ báo lại để bổ sung, quá trình diễn ra trong vòng 3 ngày.
- Bước 3: Xử lý hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận sẽ kiểm tra, xem xét, thực địa nếu cần. Hoàn thành bước này, cơ quan sẽ xác nhận vào đơn đăng kí, giấy chứng nhận sử dụng đất.
Lưu ý: thời gian xử lý hồ sơ ở vùng đồng bằng không quá 15 ngày, ở vùng miền núi, hải đảo, vùng có kinh tế điều kiện khó khăn không quá 25 ngày.
Cuối cùng, sẽ cập nhập hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương.
Theo khoản 2 điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP đã quy định chí phí để chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:
Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp) – (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Để đầu tư hiệu quả vào đất HNK bạn cần lưu ý 5 điều sau:
1. Vị trí
Khi bạn đầu tư mua đất HNK với mục đích nhằm chuyển đổi sang thành đất thổ cư thì bạn cần phải xác minh, kiểm tra vị trí của khu đất có những tiềm năng phát triển hay không.
Các yếu tố như gần khu dân cư, có tiềm năng hình thành cộng đồng dân cư trong lương lai, cơ sở hạ tầng, khu đô thị có tiềm năng phát triển…
Nếu thành công chuyển sang đất thổ cư, bạn sẽ dễ thanh khoản và có lợi nhuận cao.
2. Khu đất HNK có nằm trong diện quy hoạch đất ở hay không?
Trước khi đầu tư, bạn cần xác minh rõ ràng khu đất HNK có nằm trong diện chuyển đổi, quy hoạch đất ở trong tương lai hay không. Và quy hoạch này cần có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyển.
Bạn cần tới UBND quân, huyện tại địa phương để xác nhận rằng khu đất HNK nằm trong diện quy hoạch đất ở.
3.Mảnh đất HNK có đầy đủ các điều kiện để chuyển đổi sang đất ở
Theo luật đất đai 2013, điều 106:
- Khi chuyển nhượng đất HNK sang đất ở, chủ sở hữu cần có giấy chứng nhận sử dụng đất.
- Xác minh rằng mảnh đất được đảm bảo về thời hạn sử dụng ngay cả khi được chuyển đổi.
- Xác minh mảnh đất HNK không có tranh chấp hay bất cứ thi hành án nào.
4. Phí mua bán chuyển nhượng
Bạn cần tìm hiểu, tham khảo, xem xét chi phí mua bán tại địa phương phụ thuộc vào các yếu tố cần có.
Trao đổi để đạt mức giá phù hợp và tốt nhất.
5.Xác minh, đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng mua bán
Theo khoản 3, điều 167 Luật đất đai 2013 hợp đồng mua bán chuyển nhượng đất đai phải được công chứng và chứng thực bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền .
Ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư đất HNK.
Đầu tiên, ở Việt Nam đất HNK vẫn luôn là một trong những mảng đầu tư có tiềm năng, có cơ hội để phát triển trong tương lai. Với một nhà đầu tư ” sành sỏi ”, bạn sẽ thấy đất HNK vẫn là một mảng ”màu mỡ” để rót vốn. Tuy nhiên, ở bất cứ một mảng nào cũng đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Vậy cùng datnenvungven.org tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư đất HNK.
Ưu điểm:
- Đất nông nghiệp chiếm khoảng 84% diện tích đất cả nước, vì vậy nguồn cung cấp đất HNK cực kì phong phú.
- Khi nguồn cung phong phú dẫn đến chi phí để đầu tư cũng sẽ hợp lý, bạn không tốn quá nhiều vốn khi đầu tư vào đất HNK
- Đất HNK có tiềm năng phát triển và sinh lời cực kì lớn nếu như bạn chuyển đổi thành công sang đất thổ cư với hình thức phân lô, bán nền.
Nhược điểm:
- Nhà đầu tư cần phải xác minh, nghiên cứu khu đất HNK có kế hoạch, dự án có thể chuyển sang đất thổ cư hoặc khu đô thị. Nếu dự án chuyển đổi không thành công, giá trị đất NHK sẽ không tăng, nhà đầu tư lúc này xác định “công cốc”
- Nếu mua phải khu đất HNK chưa có kế hoạch chuyển đổi, vốn ban đầu bạn đưa ra sẽ bị đóng băng, phải chuyển đổi về mục đích sử dụng ban đầu của đất HNK là trồng trọt những cây nông nghiệp ngắn hạn
- Khu đất HNK thường có diện tích rất lớn, nên cần nhà đầu tư có nguồn vốn lớn và lâu dài để chờ đất HNK chuyển sang đất thổ cư, sau đó phân lô bán nền.
- Nếu khu đất bạn vừa mua thuộc diện cần giải toả thì bạn chỉ được bồi thường theo như giá trị của đất nông nghiệp. Vậy nên bạn cần xác minh rõ ràng điều này trước khi đầu tư vào khu đất HNK
Kết luận
Sau khi tìm hiểu,hẳn datnensvungven đã biết khái niệm đất HNK là gì, mục đích sử dụng và 5 lưu ý khi đầu tư vào đất hnk.
Hiện tại, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đầu tư bất động sản ngày một tăng cao, hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về đất HNK và những vấn đề cần lưu ý khi đầu tư vào đất HNK.
Chúc bạn thành công.
Bài viết tham khảo:
0 comments